Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024

Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024 là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn đang thắc mắc. Mô hình B2C là mô hình đang dần phổ biến hơn và trở thành một trong những hình thức bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất.

Cùng DataMark Agency tham khảo ngay ở bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024

B2C tên đầy đủ là Business To Consumer, là thuật ngữ dùng để mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là một giao dịch thương mại điện tử, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò là bên bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.

B2C chủ yếu được sử dụng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến thông qua việc sử dụng môi trường mạng Internet để bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng. Một số khái niệm cơ bản về Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024 cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nha.

2. Bản chất của B2C marketing

Trước đây, người ta xem hình thức mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng,… là các hoạt động kinh doanh theo mô hình B2C nhưng có thực sự đúng là như vậy không?

Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc về công nghệ và mạng Internet đã dần thay đổi một khái niệm mới về mô hình kinh doanh B2C, dựa trên hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet.

Bản chất của B2C marketing – Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024

Khi áp dụng mô hình B2C, doanh nghiệp cần phải duy trì một mối quan hệ với khách hàng thật tốt để đảm bảo khách hàng sẽ quay lại và gia tăng doanh số bán hàng nhiều nhất có thể. Vì vậy, các chiến dịch tiếp thị đều phải hướng đến cảm xúc, nhu cầu và hành vi của khách hàng, biết được họ muốn gì, cần gì và thúc đẩy họ mua hàng.

3. Ví dụ về mô hình B2C

Ví dụ về khách hàng (Consumer)

Một ví dụ điển hình cho mô hình B2C là khi bạn mua lẻ quần áo tại hãng thời trang online, hay mua dụng cụ làm bếp từ 1 trang web bán dụng cụ làm bếp thì khi đó bạn đang là một phần của mô hình B2C.

Ví dụ về các doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C (Business)

Khi bạn đang kinh doanh mặt hàng đồ gia dụng, bạn tạo website bán hàng và đưa các sản phẩm của mình lên đó với các thông tin về giá cả, kích thước, chất liệu sản phẩm, hình thức thanh toán và vận chuyển. Sau đó khách hàng sẽ truy cập vào trang và đặt mua mặt hàng nào đó, đó là một ví dụ về mô hình B2C.

Tham khảo thêm:  Leads Trong Marketing Là Gì? Cách Chuyển Đổi Leads Thành Khách Hàng

4. Các mô hình B2C thường gặp

Người bán hàng trực tiếp

Hình thức bán hàng trực tiếp
Hình thức bán hàng trực tiếp

Đây được xem là mô hình phổ biến nhất, ở đây mọi người mua hàng từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Với hình thức này, người tiêu dùng sẽ trực tiếp mua sản phẩm/ dịch vụ tại các quầy hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ, bách hóa, siêu thị, phiên bản Online của các cửa hàng bách hóa.

Mô hình dựa trên quảng cáo

Đây là một mô hình kinh doanh trong đó các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua việc hiển thị quảng cáo trực tuyến. Trong mô hình này, các công ty sử dụng quảng cáo để thu hút khách hàng đến trang web từ nhiều cách khác nhau và từ đó cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trung gian online

Trung gian online là đây là những người không sở hữu sản phẩm/ hàng hóa mà là đối tượng kết nối giữa người bán và người tiêu dùng.

Hình thức này đang dần phổ biến khi các trang thương mại đang phát triển mạnh mẽ. Các trang web nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki, v.v. thuộc vào loại mô hình thương mại điện tử B2C này.

Mô hình dựa trên cộng đồng

Ở hình thức này, người dùng sẽ bán hàng thông qua các group cộng đồng ở các nền tảng mạng xã hội như Facebook, instagram, zalo… để tiếp thị trực tiếp đến khách hàng.

Trong mô hình này, các công ty tập trung vào việc xây dựng cộng đồng trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến, hoặc trang web chia sẻ kiến thức trước khi bán hàng.

Mô hình dựa trên chi phí

Đây là mô hình kinh doanh yêu cầu người tiêu dùng phải trả phí để có thể truy cập vào nội dung mong muốn, sử dụng các trang web hay ứng dụng trực tiếp đến người tiêu dùng

Mô hình dựa trên chi phí
Mô hình dựa trên chi phí

Tuy nhiên, những trang web này cũng có thể cung cấp một số nội dung miễn phí nhưng sẽ có giới hạn trong khi để tiếp tục sử dụng dịch vụ thì phải tính phí cho hầu hết nội dung đó. Các tờ báo New York Times và các tờ báo lớn khác thường sử dụng mô hình kinh doanh B2C có thu phí.

5. Quy trình bán hàng B2C

Để thành công với mô hình bán hàng B2C này, bạn cần xây dựng một quy trình chuẩn. Sau đây là 3 bước cơ bản trong quy trình bán hàng B2C mà bạn nên áp dụng:

  • Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
  • Bước 2: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh như website, quảng cáo và mạng xã hội, sàn TMĐT,….
  • Bước 3:Tư vấn và chăm sóc khách hàng, giớ thiệu đến khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp
  • Bước 4: Xử lý đơn hàng của khách, đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ được vận chuyển và giao đến khách hàng một cách an toàn, đúng sản phẩm và đúng hẹn.
  • Bước 5:Chăm sóc khách hàng sau bán hàng, hỗ trợ, giải đáp, hỗ trợ các thắc mắc của khách hàng, xử lý các vấn đề khiếu nại
  • Bước 6:Xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt, đồng thời cập nhật thông tin và khuyến mãi mới nhất để thu hút khách hàng quay lại mua
Tham khảo thêm:  15+ Phương Pháp Marketing Nhà Hàng Hiệu Quả Nhất 2025

6. Lợi ích của doanh nghiệp B2C

Tiết kiệm chi phí

Với mô hình B2C, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được kha khá các khoản ngân sách như cơ sở hạ tầng, điện nước và nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được các khoản chi phí và gia tăng lợi nhuận hàng tháng.

Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí

Ngoài ra,cũng có thể dễ quản lý hàng tồn kho nhờ vào các phần mềm, giúp tiết nghiệm chi phí nhân lực, thuê ít hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể tiếp thị sản phẩm rộng rãi và thực hiện mã giảm giá trên phạm vi rộng với chi phí tiếp cận cũng ít tốn hơn.

Giao tiếp trực tiếp với người mua

Với mô hình này, bạn có thể hoàn toàn dễ dàng giao tiếp, trao đổi với người mua thông qua email, SMS, tính năng bình luận, nhắn tin trên các trang mạng xã hội,  .

Phạm vi tiếp cận rộng hơn

B2C cho phép bạn có nhiều cơ hội để tiếp cận các khách hàng tiềm năng trên phạm vi rộng bởi vì hình thức mua hàng trực tiếp ngày càng phổ biến hơn người tiêu dùng không mất nhiều thời gian đi lại. Người dùng chỉ cần nhấp chuột và hoàn thành giao dịch mua hàng trong khoảng vài giây thôi.

Chu kỳ bán hàng ngắn

Chu kỳ bán hàng ngắn
Chu kỳ bán hàng ngắn

Chu kỳ bán hàng của mô hình B2C là chu kỳ bán hàng ngắn nên khách hàng mất rất ít thời gian để quyết định mua hàng. Khách hàng có thể mua hàng dễ dàng từ bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào; do đó, nó giúp bạn gia tăng đơn hàng 24/7 và các cửa hàng trực tuyến đều có thể nhận đơn hàng.

7. Sự khác biệt giữa B2C và B2B

Sau khi đã tìm hiểu về Mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024

Khác với B2C, mô hình B2B – Business To Business là hình thức bán hàng giữa 2 doanh nghiệp với nhau. Dưới đây là sự khác biệt về 2 mô hình này:

Tiêu chí B2C B2B
Tốc độ Nhanh chóng Cần có thời gian để xây dựng mối quan hệ
Khách hàng Người dùng cuối cùng Doanh nghiệp
Hoạt động Marketing Hướng tới khách hàng cá nhân Hướng tới các doanh nghiệp
Người ra quyết định Người ra quyết định trong các hộ gia đình Một cá nhân hoặc lãnh đạo đứng đầu một tổ chức
Tiếp cận khách hàng Cần có data dữ liệu lớn, có tỷ lệ chuyển đổi cao Cần có kỹ năng cao trong thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm/ dịch vụ
Giá trị của mỗi giao dịch và số lượng hàng hóa Nhỏ Lớn
Số lượng nhà cung cấp Đòi hỏi ít sự cá nhân hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm cung cấp ra thị trường Đòi hỏi các sản phẩm cần được tuỳ biến phù hợp với tình hình và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
Quy trình mua hàng Đơn giản Phức tạp
Điều kiện tạo nên giá trị thương hiệu Quảng cáo và khuyến mại tốt. Xây dựng mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau.
Tham khảo thêm:  Mô Hình STRINGS Là Gì? Cách Áp Dụng Hiệu Quả Trong Marketing 2025

8. Kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C

Với mô hình B2C, bạn cần phải duy trì mối quan hệ tốt và xây dựng hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. Kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C cho thấy một người bán hàng tốt cần có những kỹ năng cơ bản như:

  • Có tính nhẫn nại, có trách nhiệm, tận tính hết lòng vì khách hàng.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình, tâm huyết khi tư vấn, không có thái độ tiêu cực với khách.
  • Có khả năng xử lý tình huống tốt
  • Có khả năng lắng nghe tiếp nhận phàn nàn, không vừa ý đến từ khách hàng.
  • Có thiên hướng hòa nhập tốt với mọi người, hoà đồng với đồng nghiệp.
  • Có ý chí cầu tiến, học tập không ngừng nghỉ, sáng tạo và đổi mới
  • Có tinh thần trách nhiệm cao vì khách hàng
  • Biết cách nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng, chăm sóc khách hàng thật tốt
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và tâm huyết
  • Chịu được áp lực tốt, tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng.

9. Những câu hỏi thường gặp về mô hình B2C

Ví dụ về mô hình B2C ở Việt Nam?

Ví dụ về mô hình B2C ở Việt Nam dễ thấy nhất là việc quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Google, Youtube,… được tích hợp vào các nội dung trực tuyến như báo điện tử, video, truyện tranh trực tuyến,…

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mô hình B2C là gì? Mô hình kinh doanh B2C phổ biến năm 2024. Lợi ích, đặc điểm và quy trình bán hàng của mô hình B2C, cách phân biệt B2B và B2C, đặc biệt là những bí quyết “sống còn” trong hình hình B2B. Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C có thể giúp bạn nâng cao khả năng chốt đơn và xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *