Brand Image là gì? 8 cách xây dựng hình ảnh thương hiệu

Brand Image Là Gì 8 Cách Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu

Diều đã góp phần vào thành công của một doanh nghiệp mà chúng ta không thể không nói đến Brand Image. Vậy Brand Image là gì? Tầm quan trọng cũng như các khía cạnh cơ bản để có thể hình thành Brand Image? Bên cạnh đó, câu hỏi về cách xây dựng, phân biệt Brand Image và Brand Imagery cũng được DataMark Agency giải mã ngay trong bài viết dưới đây.

Brand Image là gì?

Brand Image hay còn gọi là hình ảnh thương hiệu là một thuật ngữ Marketing dùng để tạo sự ấn tượng, nhận thức đồng thời liên tưởng của khách hàng về thương hiệu của chính bạn. Tùy thuộc vào mỗi khách hàng họ sẽ có các cảm nhận riêng về mỗi hình ảnh thương hiệu của riêng từng doanh nghiệp nào.

Nếu doanh nghiệp muốn tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh thì ngoài một cái tên ấn tượng còn cần đến các giải pháp đồng bộ tác động trực tiếp vào tất cả các khía cạnh từ logo, slogan (khẩu hiệu) hay cả bảng hiệu,… nó sẽ giúp để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của khách hàng. 

Brand Image là gì
Brand Image là gì

Tại sao Brand Image lại quan trọng?

Mỗi một doanh nghiệp đều muốn hướng tới xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp đẹp đẻ vì đây chính là một chiếc chìa khóa để hướng tới thành công. Xây dựng được một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và năng động, sáng tạo thì phải có những ưu điểm cụ thể như sau: 

Brand Image tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Với lợi thế của một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ chính nó đã tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trong ngành đồng thời gây ấn tượng với khách hàng. Các câu chuyện truyền tải, những dấu ấn riêng mang đến giá trị thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng so sánh và phân biệt rõ ràng doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.

Tăng mức độ nhận diện nhờ Brand Image

Khách hàng sẽ có ấn tượng với hình ảnh thương hiệu về doanh nghiệp của bạn dựa trên các yếu tố như thông điệp truyền tải và giá trị được truyền đạt nhờ các dịch vụ khách hàng, các trang web, những bài đăng trên mạng xã hội,… Nhờ đó mà khách hàng sẽ có thể cảm nhận rõ hơn về hình ảnh của thương hiệu mà doanh nghiệp tạo ra.

Nâng cao sự tin cậy của người dùng

Nâng cao sự tin cậy của khách hàng
Nâng cao sự tin cậy của khách hàng

Xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến sự an tâm, tin cậy và tạo dựng lòng trung thành tuyệt đối của khách hàng với thương hiệu của bạn. Khi mà khách hàng biết được rằng họ hoàn toàn có thể kỳ vọng vào từ thương hiệu, bản thân họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ dựa trên các liên tưởng và hình dung sẵn có của họ về thương hiệu đó.

Tăng khả năng giới thiệu với người khác

Giới thiệu là một phần vô cùng quan trọng sẽ giúp tăng lượng khán giả cho thương hiệu của bạn. Khi mà khách hàng có ấn tượng về hình ảnh của thương hiệu do một doanh nghiệp tạo ra, họ có thể giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó đến những người khác.

Có những lúc, những lời “mách nhỏ” này gần gũi, không thật sự hô hào, điều đó lại trở thành nguồn thông tin rất đáng tin cậy và vô cùng hữu ích hơn so bất cứ quảng bá trên sóng truyền hình hay mạng xã hội hiện nay. Đây cũng chính là một trong những lợi ích gián tiếp mà khi doanh nghiệp xây dựng hình ảnh cho thương hiệu mạnh.

Tham khảo thêm:  Pop-Up Ads Là Gì? Tất Tần Tật Về Quảng Cáo Pop-up Hiệu Quả 2025

Thiết lập tính chuyên nghiệp

Hình ảnh của thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp xuất hiện trong đầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp, bài bản và có tổ chức hơn. Cùng với sự uy tín, chuyên nghiệp có thể giúp cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu đồng thời cũng tạo ra kỳ vọng cho sản phẩm hay dịch vụ.

Dịch vụ Bộ nhận diện thương hiệu

Brand Image hình thành như thế nào?

Các thành phần của Brand Image
Các thành phần của Brand Image

Một Brand Image sẽ được hình thành gồm 4 khía cạnh cơ bản sau đây:

Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của bạn

Yếu tố khởi đầu trong việc tạo Brand Image mà mình muốn nhắc đến đó chính là xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị mà nhà doanh nghiệp muốn hướng đến. Để thực hiện điều này nhằm giúp nhất quán các hoạt động và mục tiêu của thương hiệu.

Tạo ra tuyên bố định vị thương hiệu

Brand Positioning Statement giúp cho bạn tiếp cận tốt đến với mọi khách hàng. Tuyên bố này chính là một hoặc nhiều đặc điểm vô cùng độc nhất trong sản phẩm/dịch vụ của bản thân bạn và tạo nên sự khác biệt so với đối thủ. Đồng thời, cũng nhằm chính tuyên bố định vị thương hiệu cũng sẽ giúp cho người dùng nhận thấy được cách mà bạn giải quyết nhu cầu của họ như nào.

Để tạo ra tuyên bố hay ho, bạn cũng có thể nghiên cứu tuyên bố từ các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt nhất, bạn cần xác định rõ điểm mạnh của thương hiệu mình đang nằm ở vị trí nào. Những công việc này sẽ chính là nền tảng để bạn có thể hình thành tuyên bố định vị cho thương hiệu có một không hai này.

Tạo tính cách thương hiệu

Mỗi một thương hiệu cũng cần tạo nên cho chúng một giọng nói, tính cách để có thể làm điểm nhấn và đó chính là sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Trong ngành Brand Marketing này, nó được gọi với cái tên đó là tính cách thương hiệu hay Brand Personality.

Tạo dựng Brand Personality
Tạo dựng Brand Personality

Muốn xác định được chính xác tính cách của thương hiệu, bạn cần liệt kê ra đầy đủ các thuộc tính của thương hiệu đó. Cùng với đó chính là những tính cách mà bạn muốn hướng đến. Điều này có thể sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc giúp phát triển hình ảnh thương hiệu của bản thân.

Xác định được đối tượng chính thông qua nghiên cứu cá tính

Sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp mà nếu không có phân khúc khách hàng hay đối tượng mục tiêu thì điều đó rất khó cho quá trình tiếp thị, nhất là trong việc tạo Brand Image sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, bạn hãy nghiên cứu rõ ràng đối tượng khách hàng bạn nhắm đến và trả lời các câu hỏi: họ là ai, làm nghề gì, cá tính của họ ra làm sao. Bên cạnh đó cũng phải tìm hiểu các đặc điểm về tâm lý học hay cả nhân khẩu học.

Việc nghiên cứu trên sẽ giúp cho bạn nắm bắt insight của khách hàng một cách thuận lợi nhất có thể. Và để từ đó, giúp cho bạn có thể miêu tả cụ thể nhất về hình ảnh của thương hiệu.

Cách xây dựng Brand image

Để bạn có thể xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và dễ dàng nhất tiếp cận được khách hàng thì bạn cần phải áp dụng các cách thức sau: 

Xác định rõ ràng sứ mệnh tầm nhìn, giá trị

Việc xác định rõ sứ mệnh tầm nhìn giá trị sẽ giúp thống nhất các hoạt động sau này. Giá trị của các hoạt động mà không thống nhất sẽ dẫn tới làm tổn hại đến hình ảnh của chính doanh nghiệp. các thông điệp cũng như mục tiêu ban đầu đưa ra trước khi xây dựng sẽ không thể thực thi được. 

Bởi vậy cho nên thì việc xác định rõ ràng sứ mệnh là diều mà doanh nghiệp cần phải hoàn thành, lẫn tầm nhìn phát triển trong tương lai hay cả giá trị của doanh nghiệp cũng sẽ giúp từng bước xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp sau này trở nên càng hoàn hảo hơn. 

Định vị rõ được thương hiệu của doanh nghiệp

Đây cũng có thể coi như là một cách tuyên bố giá trị của doanh nghiệp cùng những sản phẩm của họ tới người tiêu dùng. Thông qua bước này thì doanh nghiệp có thể truyền tải được tới công chúng mục tiêu và cách thức mà bạn có thể giải quyết được tất cả các vấn đề hiện tại của khách hàng. 

Tham khảo thêm:  15 Cách Bán Hàng Online Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu 2025

Để có thể tạo ra được tuyên bố này thì các doanh nghiệp cần phải xác định rõ được điểm mạnh của doanh nghiệp mình đang nắm dữ sau đó sẽ nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó có thể sáng tạo ra những câu chuyện thương hiệu ấn tượng để gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. 

Mỗi một doanh nghiệp có thể có một hay hai tuyên bố giúp định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp và để từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp khẳng định được rõ giá trị của bản thân trong mắt công chúng. 

Tạo dựng Brand Personality (còn gọi là Tính cách thương hiệu) 

Việc bạn tạo dựng tính cách thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Đây sẽ là bước để thể hiện rằng doanh nghiệp có đặc điểm gì thực sự khác biệt và nổi bật hơn các doanh nghiệp khác. Những khác biệt đó sẽ được thể hiện toàn bộ ra bên ngoài như thế nào? Như vậy ta có thể thấy doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động xây dựng một tính cách thương hiệu sao cho phù hợp.

Tính cách trên sẽ được sử dụng xuyên suốt trong tất cả mọi hoạt động truyền thông hay hình ảnh nhận diện của những thương hiệu trong tương lai. Bởi lẽ đó mà tính cách thương hiệu cần phải chính xác với mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp hoặc ngành hàng. 

Xác định được khách hàng mục tiêu

Rõ ràng mà nói có một sự thật rằng chỉ khi ta biết được mục tiêu của mình là ai, ta mới có thể gửi tới họ những thông điệp phù hợp nhất. Để giúp cho bạn có thể xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của mình là ai doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thông qua nhiều phương pháp khác nhau.

Xác định đối tượng chính qua nghiên cứu cá tính
Xác định đối tượng chính qua nghiên cứu cá tính

Đồng nhất vấn đề logo màu sắc với các chiến dịch truyền thông

Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ luôn có một logo khác nhau để thông qua đó thì khách hàng có thể dễ dàng nhận diện sản phẩm của doanh nghiệp 

Mỗi một logo sẽ luôn luôn bao gồm những yếu tố quan trọng sau: hình ảnh hay màu sắc và cả từ ngữ từ đó sẽ tạo nên một đặc trưng riêng biệt cho thương hiệu. Thông qua logo khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được thương hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bởi vì vậy, nên khi bạn xây dựng các chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp thì cần phải khéo léo lồng ghép logo vào sao cho phù hợp nhất để từ đó có thể giúp định vị được thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Hình ảnh của doanh nghiệp dựa vào đó mà cũng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, ấn tượng hơn. 

Tạo ra một trang web

Một trang web đơn giản nhưng lại có thể mang lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời trong việc thu hút mọi khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Thì trang web này cần phải đảm bảo tạo giao diện chuyên nghiệp và phải phù hợp với doanh nghiệp đồng thời cần có một đội ngũ phải thường xuyên quan tâm đến việc tối ưu hóa trang web về khía cành các công cụ tìm kiếm. 

Khuyến khích các đề xuất cá nhân

Cách tốt nhất để bạn có được khách hàng mới đó chính là thông qua những đề xuất của cá nhân. Bởi chính vì trăm lời quảng cáo cũng sẽ không thể bằng sự chứng thực và sự giới thiệu từ bạn bè hay người thân. Vì vậy, việc bạn khuyến khích đề xuất từ những cá nhân chính là một chiến lược xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp hiệu quả và tiết kiệm nhiều chi phí. 

Sử dụng báo chí

Việc bạn sử dụng báo chí trong việc xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp đã trở nên quá là quen thuộc. Các bài báo được đăng tải trên những tờ báo lớn sẽ có thể giúp thương hiệu của doanh bạn trở nên chuyên nghiệp, chỉnh chu và cũng có thể tiếp cận nhiều hơn với mọi khách hàng. 

Đặc biệt nhất, việc bạn đăng tải các bài báo về những sự kiện trọng đại của công ty hay văn hoá công ty, thành tích của công ty cũng sẽ giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ, sâu hơn về doanh nghiệp bạn. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của riêng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các đầu báo phù hợp.

Phân biệt Brand Image và Brand Imagery

Nhiều người thường sẽ gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa Brand Image và Brand Imagery. Vậy có cách nào để phân biệt giữa hai thuật ngữ này hay không? Câu trả lời của DataMark Agency là có.

Tham khảo thêm:  Chiến lược Marketing là gì? 7 chiến lược đang được sử dụng phổ biến nhất
Phân biệt brand image với brand imagery
Phân biệt brand image với brand imagery

Brand Imagery thường được hiểu chính là những hình ảnh mà các doanh nghiệp dùng để quảng bá hay trực quan hóa cho thương hiệu của bản thân. Thông qua việc doanh nghiệp tạo ra các hình ảnh mang tính chất thẩm mỹ như thế, dần dần sẽ hình thành nên một bản sắc thương hiệu dành cho các doanh nghiệp.

Còn Brand Image chính là phương cách mà thương hiệu có được những nhìn nhận sâu sắc từ người dùng hoặc có được danh tiếng nhất định trên thị trường.

Mình tin chắc rằng, xem đến đây bạn đã có thể phân biệt được cơ bản giữa hai khái niệm Brand Image và với Brand Imagery. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định trong việc xây dựng nên những chiến lược về Brand Image cho thương hiệu của bạn.

Một số ví dụ về Brand Image

Phần cuối bài viết này, DataMark Agency sẽ ví dụ cho bạn những ví dụ về Brand Image cụ thể để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất.

Case Brand Image có sức ảnh hưởng

Ví dụ Brand Image có sức ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp

  • Coca Cola: thương hiệu này đã xây dựng một hình ảnh sản phẩm đồ uống có thể gắn liền với các giây phút vui vẻ, hạnh phúc thật sự.
  • Colgate: chính là thương hiệu kem đánh răng được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Nhờ niềm tin và sự tin cậy đó là thông điệp mà Colgate gửi đến cho người dùng thông qua Brand Image của bạn.
Niềm tin và sự tin cậy là thông điệp mà Colgate gửi đến người dùng thông qua Brand Image của mình
Niềm tin và sự tin cậy là thông điệp mà Colgate gửi đến người dùng thông qua Brand Image của mình
  • McDonald’s: khi người ta nhắc đến thương hiệu này, họ sẽ nhớ ngay đến Brand Image là một nơi cung cấp thức ăn nhanh với giá siêu rẻ.
  • Apple: thương hiệu Apple nổi tiếng gắn với loại hình ảnh sản phẩm hi-tech (với công nghệ cao)
Thương hiệu Apple gắn với hình ảnh sản phẩm công nghệ cao
Thương hiệu Apple gắn với hình ảnh sản phẩm công nghệ cao

Case Brand Image không tạo điểm nhấn

Một Brand Image sẽ không tạo điểm nhấn rất dễ gây ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển của thương hiệu mà doanh nghiệp tạo ra.

Ví dụ Ugly Drinks Inc, thương hiệu được xây dựng với nhiệm vụ tạo giải pháp lành mạnh cho các sản phẩm nước ngọt có đường. Thương hiệu này ban đầu sẽ không tạo ra được sự ấn tượng gì đối với người dùng bởi thiết kế logo của họ khá là vụng về, không mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Chính vì thế, nếu như bạn đã đầu tư cho Brand Image thì nên đầu tư sao cho thật xứng đáng. Đừng để xảy ra bất kỳ sự thiếu sót nào gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.

Các câu hỏi thường gặp về brand image

Brand Image của Apple là gì?

Apple đảm bảo bản sắc thương hiệu của mình hiện diện trong các sản phẩm vật lý, chiến dịch tiếp thị, trải nghiệm của khách hàng và bản thân nhân viên. Bản sắc thương hiệu của Apple nhấn mạnh vào phẩm chất đơn giản, sáng tạo, độc quyền và khả năng ghi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng.

Sự khác biệt giữa Brand Image với brand identity đó là.

Brand identity chính là những gì mà bạn quyết định công ty của sẽ bạn đại diện cho. Brand Image là những gì mọi người tin rằng công ty của bạn đại diện cho.

Sự khác biệt giữa Brand Image và brand identity
Sự khác biệt giữa Brand Image và brand identity


Trong ví dụ về nhà bán lẻ đồ gia dụng của chúng tôi, họ đã quyết định rằng nhận diện thương hiệu của họ là quan tâm và hữu ích. Họ đã chi hàng triệu đô la để nói với mọi người rằng thương hiệu của họ rất quan tâm và hữu ích.

Tại sao phải cải thiện hình ảnh thương hiệu?

Nếu có một hình ảnh thương hiệu thực sự tốt sẽ khiến mọi người nhận ra bạn trong nhiều đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy cho họ lý do để lựa chọn sản phẩm cũng như dịch vụ CỦA BẠN. Thu hút những khách hàng mới đồng thời trả lại những khách hàng trung thành.

Bài viết của mình đã cung cấp tất tần tật mọi thứ về Brand Image bao gồm như Brand Image là gì? Brand Image bao gồm những thứ gì? Tầm quan trọng cũng như cách để xây dựng một Brand Image mạnh. Không những vậy, DataMark Agency còn mách cho bạn ví dụ về Brand Image cùng với cách để có thể phân biệt Brand Image với Brand Imagery.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *